THƯ GỬI CHO CON GÁI

Con yêu mến!




Việc chọn lựa người chồng phải do con tự định đoạt vì việc đó quan hệ trọn đời con. Ý kiến của ba chỉ là để hướng dẫn con phần nào thôi.

Ba hân hoan tưởng tượng tới một ngày nào đó, con gái ba với cặp má ửng hồng e lệ, giọng nói run run cảm động báo cho ba biết một chàng trai sắp sửa đến xin ba được cưới con.

Khi ấy ba sẽ hoàn toàn sung sướng với hy vọng rằng chàng rể của ba không phải là một anh chàng quá bảnh trai và khéo nói. Vì một chàng trai như thế thường là được nhiều cô gái si mê và tính tình của họ thường kiêu kỳ, thiếu thủy chung.

Ba không ưa những anh chàng quá chải chuốt bề ngoài. Sự chải chuốt ấy chiếm quá nhiều thời giờ trong đời họ, đâu còn chỗ dành cho hạnh phúc của kẻ khác.

Ba không ưa những anh chàng quá lập dị, ăn mặc, cử chỉ lố lăng. Họ đâu biết thích ứng với hoàn cảnh và cư xử cho hợp với xung quanh?

Ba không ưa những anh chàng tỏ ra quá thông thái. Không ai có thể làm vừa lòng họ. Họ tự phụ với sự hiểu biết của mình, song thực ra họ thường không quyết đoán và kém phần khẳng khái. Trí óc đa tạp của họ dễ làm người khác thán phục nhưng không sưởi ấm được ai.

Ba không ưa những anh chàng quá ham công tiếc việc. Họ không còn thời giờ để thưởng thức thiên nhiên, không biết sống hồn nhiên đơn giản, và không còn đủ tâm trí khoáng đạt để yêu thương. Công việc của họ chẳng khác gì những vực sâu vùi lắp tâm hồn họ.

Ba không ưa những anh chàng tỏ ra quá ư đạo đức. Thế giới quan đạo đức của họ che mất cả thế giới hữu hình làm họ thiếu thực tế. Họ thường đòi hỏi quá đáng với người vợ và ít quan tâm đến giá trị của miếng cơm manh áo.

Ba không ưa những anh chàng quá giàu sang, họ còn bận lo cho sản nghiệp ngày một lớn, của cải ngày một nhiều. Như thế còn đâu cho tình gia đình?

Ba không ưa... ba không ưa... Có lẽ con sẽ nghĩ thầm: thế người ta cũng không ưa ba thì sao?

Khoan đã! Người chồng của con gái ba thì thế nào mà ba chẳng ưa. Miễn là họ chân thành, nhất là phải quân bình. Ðừng quá thiên lệch về một đức tính nào ba vừa kể trên. Ba chỉ cầu mong ở họ một tâm hồn cao thượng, quả cảm, một ý chí kiên cường và một lòng tận tụy với bổn phận dù ở bất kỳ địa vị nào. Và nhất là phải thật lòng yêu con gái của ba...

Thôi nhé con yêu. Ðường đời là phía trước dưới bước chân con, ba chỉ là cột mốc bên vệ đường hướng con đến với bến bờ hạnh phúc. Mọi quyết định đều do bởi con mà thôi. Hãy bình tĩnh và tự tin con nhé...

Ba của con.
Sưu tầm





NHỮNG BỨC ẢNH BIẾT NÓI, BIẾT KHÓC !

Cách đây cũng mấy năm rồi tôi đi làm xây dựng ở miền tây nghệ an, và đã chứng kiến cảnh một ngôi trường  một lớp học cô giáo kiêm tất cả, chiều chiều cô giáo phải đi sinh hoạt trong nhà người dân hoặc ra suối cùng với người dân, trẻ em thì khỏi phải nói bàn ghế thì xộc xệch, đi học phải mang theo thức ăn, nhưng có gì ăn đâu toàn là cơm với những thứ  kiếm xung quanh,  đây là những bức ảnh có thật trong cuộc sống của một nhà báo đã dám viết lên , đã dám nói lên tiếng nói lương tâm của một con người, nhưng trong lúc đó các công trình kiến trúc của các nhà lành đạo đảng thì hàng trăm tỷ và hàng trăm nhà.
 Hãy rủ lòng thương lấy các em, dù chỉ 1% thôi

Bài và ảnh: KHÁNH HOAN



   Trống trường đã điểm. Ngày tựu trường đã đến!

  Hàng nghìn trẻ em miền núi ở Nghệ An bắt đầu lầm lũi gùi gạo, lội suối, vượt rừng đến trường tìm chữ. Những ngày tháng gian khổ, phải sống chui rúc trong những cái lều trọ xác xơ để tìm kiếm con chữ lại bắt đầu. Cam chịu, vì nhà nước không có tiền để xây nhà bán trú cho các em trọ!

  Dưới xuôi, hàng loạt nhà tưởng niệm, lưu niệm lãnh tụ với kinh phí hàng chục tỉ đồng vẫn tưng bừng khởi công, khánh thành như không hề có lạm phát, không hề biết nền kinh tế đất nước đang đi thụt lùi.
 
  Để chào mừng sinh nhật lần thứ 110 của cựu Tổng bí thư đảng CSVN Lê Hồng Phong, ngày 3.9, tỉnh Nghệ An tổ chức lễ khánh thành khu tưởng niệm vị cựu lãnh tụ này tại xã Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên và khu lưu niệm phu nhân Nguyễn Thị Minh Khai tại TP.Vinh. Theo báo Nghệ An, tổng kinh phí cho dự án xây dựng quần thể khu lưu niệm nguyên Tổng bí thư Lê Hồng Phong là 250 tỉ đồng, trong đó riêng nhà tưởng niệm là 35 tỉ đồng. Khu lưu niệm phu nhân Nguyễn Thị Minh Khai khiêm tốn hơn nhưng cũng có kinh phí... tròm trèm 20 tỉ đồng. Trước đó vài tháng, cũng mừng sinh nhật lần thứ 110 của nhà cách mạng cộng sản Phan Đăng Lưu, khu lưu niệm được khởi công ở huyện Yên Thành quê hương đồng chí, với kinh phí hơn trăm tỉ. Cách đây mấy ngày, tỉnh Nghệ An tiếp tục khởi công xây dựng khu tưởng niệm đại tướng Chu Huy Mân ở xã Hưng Hòa, TP.Vinh với kinh phí 13 tỉ đồng...

Cắt băng khánh thành nhà tưởng niệm cố Tổng bí thư Lê Hồng Phong (ảnh: báo Nghệ An)


   Trong thời buổi đất nước khốn khó, đầu tư công bị buộc chặt, kể cả những công trình dân sinh bức thiết cũng bị ngưng lại thì những khu tưởng niệm là ngoại lệ, vẫn rầm rộ khởi công xây dựng.

  Việc xây dựng tượng đài, khu lưu niệm lãnh tụ cộng sản sẽ không làm tôi băn khoăn nếu như không còn những cảnh đời cơ cực như dưới đây mà tôi đã nhiều lần chứng kiến khi đến các xã miền núi của tỉnh Nghệ An.

  Trong ảnh là những căn lều do người dân ở xã Bảo Thắng và xã Mường Ải, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An dựng cho con em họ đến trọ học. Những căn lều tạm bợ, ẩm thấp, rách nát, nằm chênh vênh bên dốc rừng. Mùa nắng, lều như những cái lò hấp. Mùa đông, gió núi thốc vào lạnh buốt. Bọn trẻ ở đây đứa nào cũng gầy nhẳng, mang những bộ quần áo màu đất, quanh năm chỉ có cơm với muối. Thịt, trứng là xa xỉ phẩm, các em không dám mơ tới. Nhưng đói chưa phải là khổ nhất vì các em đã quen! Các giáo viên nói ở đây các em sợ nhất khi mùa đông đến. Cái lạnh đã thành nỗi ám ảnh kinh hãi đối với những cơ thể gầy nhăng vì thiếu ăn khi những cái chăn cũ mỏng tang không thể chống được cái lạnh buốt giá trong những căn lều thốc gió. Vào những đêm giá lạnh, những cái thân gầy của các em không trụ được với rét, không có chăn đủ ấm để đắp nên không thể ngủ được. Đám trẻ phải rủ nhau dậy đốt lửa lên, cả đêm ngồi vây quanh cho ấm. Anh Lê Đình Hùng, hiệu phó trường cấp 2 Mường Ải, bạn tôi, nói ở đây học sinh các bản xa đến đây trọ học, có nhiều khi cả cơm cũng không có mà ăn. Giáo viên phải góp gạo, mỗi tuần mỗi người vài kí lô cho các em ăn đỡ khi hết gạo. Những đêm quá lạnh, thương các em, giáo viên phải mở cửa nhà/phòng mình rồi gọi các em vào tá túc qua đêm vì biết các em không thể trụ nổi trong những cái chòi gió lùa ấy.

  Khoảng 500 triệu thôi, sẽ có căn nhà bán trú giành cho đám trẻ nghèo này bớt cảnh rét mướt. Nhưng trong chủ trương của chính quyền, mục đầu tư cho giáo dục đến nay vẫn không hề thấy dòng nào cho những khu nhà trọ giành cho đám trẻ nghèo khổ này? Ở Mường Ải, anh Hùng nói, năm ngoái bộ đội biên phòng hứa cho 200 triệu dựng nhà cho các em ở. Nhưng từng đó chưa đủ nên chưa thể dựng nhà. Trường cứ loay hoay mãi, viết thư rồi gọi điện xin khắp nơi nhưng chưa ai gật đầu  nên các em vẫn cứ tiếp tục nằm mơ trong những cái chòi xơ xác này.
  
  Ừ thì các em hãy thông cảm. Nhà nước còn nghèo, địa phương còn khó khăn.

  Nhưng, thưa các vị lãnh đạo. Nếu còn coi những đứa trẻ này là tương lai của đất nước, xin quý vị lãnh đạo hãy bớt ra 1% kinh phí từ các dự án nhà tưởng niệm, lưu niệm thôi, sẽ đủ một căn nhà bán trú cho đám trẻ nghèo khổ này. Đó là hạnh phúc, là niềm mơ ước từ lâu của hàng ngàn đứa trẻ nghèo nơi miền thăm thẳm này.

 Tại quê nhà cựu Tổng bí thư Lê Hồng Phong ở xã Hưng Thông, từ lâu đã có khu nhà tưởng niệm bằng tranh, phên nứa, giậu cây, là nguyên bản phục lưu căn nhà của Lê Hồng Phong từng sinh sống. Rất giản dị và gần gũi. Nhưng để làm quà mừng sinh nhật lần thứ 110, tỉnh Nghệ An vẫn dốc hết quyết tâm chính trị xây dựng thêm căn nhà mới hoành tráng 35 tỉ đồng làm quà cho ông và căn nhà 20 tỉ đồng cho quý bà phu nhân.
  Tại sao khu tưởng niệm, lưu niệm nào cũng cứ phải xây cho bề thế, hoàng tránh như thế nhỉ?
  
  Tôi nghĩ, có lẽ nơi suối vàng, các đồng chí ấy sẽ chẳng vui gì với những món quà này khi cách đó không xa lắm là hàng trăm căn lều xác xơ với hàng ngàn đứa trẻ gầy nhòm vì đói ăn, thiếu mặc vẫn đang lay lắt sống trong những cái chòi như thời hoang dã.
  
  Xin đừng lấy tiền bạc của dân ném vào những công trình bằng cốt sắt, bê tông. Hãy để người dân tự xây dựng tượng đài, nhà lưu niệm ngay trong lòng họ. Và quí vị, những lãnh đạo của đất nước, hãy tự xây dựng tượng đài, khu tưởng niệm của mình trong lòng dân đi. Ở đó, những người có công với dân với nước sẽ được lịch sử và người dân muôn đời tôn thờ!

   Và đây là hình ảnh về cuộc sống, nơi học hành, ăn ở của các em khi vào năm học mới.








Khánh Hoan 
(PV báo Thanh Niên thường trú tại Nghệ An)

Ghi thêm: Thú thực, tôi đã chảy nước mắt khi đọc bài này, do đồng nghiệp Khánh Hoan gửi thẳng cho tôi. Chỉ muốn kêu lên rằng: Hãy cứu lấy các em!
Nguyễn Thông 
Nguồn:http://thongcao55.blogspot.com/2012/09/hay-ru-long-thuong-lay-cac-em-du-chi-1.html

Khai giảng năm học mới 2012- 2013 Đôi điều suy nghĩ về ngày khai giảng

Đây là thành quả mà sau những năm cải cách và theo định hướng của .......... và là nước đứng thứ 2  trên thế giới về chỉ số hạnh phúc, xem những bức hình này thì bạn nghĩ gì về cái gọi là " cải cách và đổi  mới, và nước hạnh phúc thứ 2 thế giới" nếu chúng ta đi khắp đất nước đến những vùng quê nghèo khó thì rất nhiều và rât nhiều cảnh như thế này, không biết mấy ông bộ trưởng có vác cái mẹt tới đây không để mà xem mà nhìn mà thấy giáo dục phát triển như thế này đây, NHÂN NGÀY KHAI GIẢNG NĂM HỌC MỚI tôi chúc các bạn trẻ hãy vững tâm lên, hãy cố gắng lên, hãy sống cho chúng ta và kính chúc tất cả các Thầy Cô giáo những người dạy và truyền lửa cho thế hệ trẻ  hãy có tinh thần trách nhiệm và vươn chí học tập để xây dựng lại đất nước chúng ta hãy sống đúng một con người nước việt, hãy cùng nhau chung tay đòi lại giang sơn xã tắc.


Hôm nay 4.9, nhiều nơi trên cả nước, học trò lại nô nức bước vào ngày tựu trường. Bắt đầu một năm đèn sách với biết bao kỳ vọng về thế hệ tương lai.
Cũng ngày này, không ít nước mắt học trò đã rơi vì gia đình không đủ tiền nhập học. Không ít gia đình nơi quê nghèo lại gồng thêm gánh nặng.
Ngày đầu tiên của năm học mới, nhiều cư dân mạng đã chia sẻ những tấm ảnh chụp tại buổi lễ khai giảng năm học mới tại trường tiểu học Thành Sơn (xã Thành Sơn, huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa) kèm theo nỗi xót xa.

Hình ảnh xót xa ở một vùng quê nghèo trong ngày khai giảng, tỉnh Khánh Hòa 
Mừng vì các em được đến trường, học con chữ. Tri thức hứa hẹn cho các em một con đường thoát khỏi đói nghèo trong tương lai… Nhưng rồi, niềm vui ấy, tia sáng ấy, con đường ấy liệu có rộng mở cho những đứa trẻ đen nhẻm, đầu trần, chân đất trong chiếc áo học trò màu cháo lòng đang ngồi bệt dưới cát kia?
Nhìn hình ảnh này, một facebooker bình luận: “Những cái nhìn trong veo. Những cái nhìn ám ảnh. Những cảnh như thế này, ở các vùng quê, còn nhiều, nhiều lắm!”.
Bạn D.K.N. - một ngươi dùng facebook - cho rằng: “Mình nghĩ không cần micro, không cần băng rôn hay bạt chương trình kia mà chỉ cần dùng tiền ấy làm quần áo cho các em thôi”.
Dịp này, cư dân mạng kêu gọi cộng đồng chung tay giúp đỡ cho em Lê Thị Vân (người dân tộc Thái, học sinh Trường THPT-DTNT huyện Quỳ Châu, Nghệ An).
Vân đã thi đậu vào Khoa Giáo dục tiểu học - ĐH Vinh, và Cao đẳng Sư phạm Nghệ An nhưng không thể nhập học vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn.

Cô gái dân tộc Thái với ước mơ trở thành giáo viên
Sau kỳ thi, Vân đi làm thuê cho bà con trong bản, nhặt củi, hái măng... để dành tiền chuẩn bị nhập học. Nhưng dành dụm mãi cũng chỉ được hơn một triệu đồng. Ước mơ của cô là sẽ trở thành cô giáo dạy cho trẻ em dân tộc mình, cho miền quê nghèo heo hút của mình.
Một chùm ảnh cũ đã làm rơi nước mắt biết bao cư dân mạng cũng được đăng tải lại trong dịp này. Và mặc dù cũ nhưng nó cũng đã tạo nên một làn sóng rung động mãnh liệt. Đó là những bức ảnh có tên “Em trai buồn ngủ rồi” của một nhiếp ảnh gia Trung Quốc.
Trong ảnh, bé gái Long Truong Hoan, đang học lớp Hai (tại thời điểm chụp ảnh) phải bế theo em trai mới 2 tuổi cùng đến trường.

 Bé gái hằng ngày bế em đến trường
Bố mẹ đi làm xa, cô bé phải ở với ông bà ngoại. Ban ngày, ông bà lên rẫy nên Hoan phải bế em đi học. Nhiếp ảnh gia đã chụp lại khoảnh khắc cực kỳ xúc động khi cô bé tạm gác sách vở để ru em ngủ ngay trong lớp học.
Chuyện ở Trung Quốc nhưng cũng không khác hoàn cảnh những học sinh nghèo nơi vùng cao, vùng sâu ở nước ta là mấy. Những ngày này, nhiều học trò lại cơm đùm gạo nắm, cắm lều trọ học với một khát khao tri thức mãnh liệt.
Tường Anh
Và đây là nước bạn 16 chữ vàng và 4 tốt cũng không khác gì nước ta những bức ảnh khai giảng năm học mới cũng là đất nước mà được xem là đem lại hạnh phúc và cuộc sống ấm no nhất trên thế giới và các bạn nghĩ đây là thế kỷ bao nhiêu?
Trẻ em Trung Quốc cõng bàn ghế đến trường
Thiếu thốn cơ sở vật chất để học tập, phụ huynh và các em nhỏ Trung Quốc phải tự mang bàn ghế ở nhà đến trường để ngồi từ ngày đầu tiên của năm học mới.
Phụ huynh Trung Quốc 'chạy đua vũ trang' cho con
Cậu bé Wang Ziqi mới 3 tuổi đi bộ đến trường mẫu giáo trong ngày học đầu tiên sau kỳ nghỉ hè ở làng Changchong, thành phố Macheng, tỉnh miền trung Hồ Bắc hôm 1/9. Theo sau Wang là bà và chị gái em.

Bà đã già oằn lưng cõng chiếc bàn gỗ có ngăn đựng sách, trong khi cô chị gái chẳng cao hơn Wang là mấy một tay xách ba lô, một tay cầm chiếc ghế đẩu ì ạch bước đi. Đây sẽ là bộ bàn ghế mà Wang ngồi học ở trường.

Do trường học thiếu bàn ghế nên các học sinh ở làng Nangang và Changchong ở thị trấn Shunhe, tỉnh Hồ Bắc được yêu cầu mang theo bàn ghế đến lớp. Hiện các trường ở Shunhe có tổng cộng 5.000 học sinh, nhưng chỉ có sẵn 2.000 bàn ghế. 3.000 bộ bàn ghế còn lại gia đình các em phải tự túc.

Em bé này may mắn hơn một chút khi không phải gồng gánh bàn ghế trên vai đến trường.

Bàn ghế của em được buộc vào sau xe máy khi mẹ đưa em đến trường.

Người bà này cũng vác bàn gỗ đến lớp cho cháu trai ở một trường học thuộc làng Nangang.

Cậu bé này ngồi học bằng chiếc bàn trà thấp tẹt của bố mang đến. Cậu bạn bên cạnh ngồi trên chiếc bàn cao hơn hẳn.

Hai em bé ăn sáng trước khi bắt đầu ngày học đầu tiên.

Phụ huynh học sinh nộp học phí cho con em vào học kỳ mới ở làng Changchong.
Anh Ngọc (Ảnh: CFP)


Thư giãn cuối tuần


Những bức ảnh độc nhất chỉ có nước Việt

 
Sai chính tả, cảnh báo, biển báo...cười đến đau ruột là nội dung chùm ảnh độc và lạ kỳ này.
"Anh và em".

Chìa khóa cũng...photo?

"Dửa xe" đê!

Bó tay với bác xe ôm

Muốn giữ răng, hãy giảm tốc độ

Cảnh báo từ xa

Bán dầu nhờn kiểu Úc.

Hàng xóm cũng nên nể mặt nhau

Cấm cãi!
Theo Người Đưa Tin

THƯA CÁC NÀNG HOA HẬU: TRẺ MỒ CÔI, TÀN TẬT ĐÂU PHẢI THỎI SON


Cái nền giáo dục này toàn xây trên sự dối trá thì toàn dối trá, chả có cô hoa hậu hay hoa trước gì cho nên người cả toàn là mua đổi và mua Tôi đọc một tờ báo nói " muốn làm hoa hậu mà nhà nghèo....." ôi buồn cho cái đẹp của người việt . Bỏ đi đâu hết rồi, buôn bán và bán buôn cả thôi. Chỉ tội cho những nơi mà các nàng hoa hậu đặt chân đến.   


Như đã thành một công thức, trong chương trình của các cuộc thi hoa hậu dù  lớn hay nhỏ, BTC cuộc thi thế nào cũng đưa các thí sinh đến thăm một cơ sở nào đó để "làm từ thiện" như thăm một trung tâm chăm nuôi trẻ mồ côi, hay người tàn tật, nạn nhân chất độc da cam,..

Câu hỏi đặt ra là: để làm gì nhỉ? Ai cần cái đó? Nói chính xác hơn: chuyến đi của các cô hoa hậu này đang phục vụ ai, phục vụ cái gì?

Chẳng nhẽ để chứng tỏ rằng các cô hoa hậu vừa đẹp người vừa đẹp nết ư? Liệu cái việc các cô hoa hậu trang điểm (hay hóa trang?) rồi xếp hàng để cố nắm lấy cái tay cái chân của mấy em bé nạn nhân chất độc da cam cho ra dáng thăm hỏi thế là chứng tỏ các cô đẹp nết ư? (Tôi nói "hóa trang" vì việc các cô mặc áo xanh thanh niên tình nguyện để đến thăm các em bé đấy thì cũng là cái áo để trang điểm hay hóa trang cho các cô chụp ảnh lên báo thôi. Tôi đố các cô tự nhiên mặc cái áo đó ra đường đấy!).

Hay để mang tính giáo dục? Nếu vậy thì giáo dục cho ai? Ôi, đâu phải phiền tới mấy cô hoa hậu để đi giáo dục tính tương thân tương ái cho người khác. Tôi thấy trên mạng vừa rồi có tấm ảnh một cụ già ăn xin gầy guộc tay run run bỏ mấy đồng tiền lẻ mới xin được vào thùng quyên góp ủng hộ nạn nhân động đất và tôi dám chắc rằng bức ảnh đó có thể đánh thức lòng nhân ái của bất cứ ai nhìn thấy nó, chứ đâu cần đến một đội ngũ người đẹp, cầu kỳ hóa trang rồi xếp hàng đi như vậy.

Thế nên có lẽ ta cứ nói toạc ra với nhau rằng việc các cô thí sinh hoa hậu đi nơi này nơi nọ, nắm tay người nọ người kia ra dáng thăm hỏi và được gọi với cái tên mỹ miều "đi làm nhân đạo" thực ra là một hoạt động nhằm đánh bóng, quảng bá BTC cuộc thi cũng như đánh bóng cho các cô thí sinh hoa hậu mà thôi.

Người đẹp áo dài Ngọc Anh đẫm nước mắt trước hoàn cảnh khó khăn của nhiều bệnh nhân

Thực ra tôi không có ý hạ thấp hay nói xấu lòng nhân ái của ai cả. Tôi luôn tin rằng "nhân tri sơ, tính bản thiện" - nghĩa là sinh ra trên cõi đời, trong mỗi chúng ta luôn có một tình thương yêu con người. Tôi nghĩ rằng mỗi cô hoa hậu, mỗi thành viên BTC cuộc thi cũng vậy, có thể ít nhiều, đậm nhạt khác nhau nhưng những cảm xúc thương cảm, xẻ chia trong họ là có thật. Đó là điều tôi luôn trân trọng.

Nhưng điều tôi muốn nói ở đây là liệu có cần lắp ghép một cách khiên cưỡng những tình cảm mang tính trầm kín với một cuộc thi mang tính khoe trương về thân thể hay không? Cái sự lắp ghép "đẹp người - đẹp nết" kia không khéo lại phản tác dụng đấy. Hẳn nhiều người đã biết là cộng đồng mạng mới đây đã tỏ ra vô cùng bức xúc khi nhìn bức ảnh chụp cuộc gặp mặt giữa một đoàn các cô chân dài với các bà các mẹ tại một miền quê Nam Bộ, khi mà các cô với khuôn mặt hớn hở tươi cười làm dáng trên những chiếc ghế cao, cái bàn trước mặt để chai nước, trong khi bên cạnh là các bà, các mẹ ăn mặc xuyềnh xoàng ngồi trên những chiếc ghế đẩu mặt đăm chiêu (hay vì chân các cô dài nên phải ngồi ghế cao?!).

Cuộc thi hoa hậu là cuộc thi sắc đẹp. Thôi thì các cô hoa hậu có thể đến đó mà khoe hết những gì có thể khoe trên cơ thể các cô. Các cô khoe như thế nào tôi cũng không có ý kiến gì cả, thế nhưng nếu lại coi đây cũng là nơi để "khoe" rằng tôi nhân đạo lắm, tôi thương người lắm thì không nên tí nào cả.

Sự cảm thương, sự trắc ẩn, lòng nhân đạo là những cảm xúc mang tính tự nhiên, mang tính bản năng của con người nên những hành động để thể hiện sự cảm thương đó luôn toát lên một cái gì đó chân thành, mộc mạc, rất Người. Cái tình cảm đó không cần phải đánh bóng vì nếu anh đánh bóng nó thì là anh đã xuyên tạc nó rồi. Còn nếu anh lấy cái tình cảm thiêng liêng đó để đi đánh bóng cái khác thì tuyệt nhiên không được phép rồi.

Nhìn những bức hình chụp các cô hoa hậu ngồi bên các em bé mồ côi, các nạn nhân chất độc da cam tự nhiên tôi lại rùng mình chợt nghĩ: ở cái mô ment chụp hình đưa lên báo thế này, các cô đang nghĩ gì? Liệu có bao nhiêu phần trăm suy nghĩ của các cô đang dành cho các phận đời thiệt thòi kia và bao nhiêu phần trăm suy nghĩ các cô dành cho việc tạo dáng để lên hình cho "chuẩn" để phục vụ cho cuộc thi sắc đẹp?

Thưa BTC cuộc thi hoa hậu, thưa các cô thí sinh hoa hậu cho phép tôi nói thật lòng thế này: Các vị hãy cứ tập trung vào việc thi thố sắc đẹp đi, còn thi xong thì muốn làm gì thì làm. Trước khi thi và sau khi thi, các thành viên BTC, các cô hoa hậu cứ thoải mái đi làm từ thiện theo sự mách bảo của lương tâm, của tình cảm chân thành trong mình. Thế mới quý, thế mới thực các vị ạ.

Còn những gì các vị quảng cáo là "đi làm nhân đạo" trước cuộc thi thì trong mắt tôi nó lại vô nhân đạo lắm. Các vị nên nhớ: Những phận đời thiệt thòi kia đâu phải là thỏi son để các cô hoa hậu trang điểm đâu. Nếu ứng xử như vậy là có tội đấy.

Mạnh Cường.

Nguồn:blogphamvietdao