Khai giảng năm học mới 2012- 2013 Đôi điều suy nghĩ về ngày khai giảng

Đây là thành quả mà sau những năm cải cách và theo định hướng của .......... và là nước đứng thứ 2  trên thế giới về chỉ số hạnh phúc, xem những bức hình này thì bạn nghĩ gì về cái gọi là " cải cách và đổi  mới, và nước hạnh phúc thứ 2 thế giới" nếu chúng ta đi khắp đất nước đến những vùng quê nghèo khó thì rất nhiều và rât nhiều cảnh như thế này, không biết mấy ông bộ trưởng có vác cái mẹt tới đây không để mà xem mà nhìn mà thấy giáo dục phát triển như thế này đây, NHÂN NGÀY KHAI GIẢNG NĂM HỌC MỚI tôi chúc các bạn trẻ hãy vững tâm lên, hãy cố gắng lên, hãy sống cho chúng ta và kính chúc tất cả các Thầy Cô giáo những người dạy và truyền lửa cho thế hệ trẻ  hãy có tinh thần trách nhiệm và vươn chí học tập để xây dựng lại đất nước chúng ta hãy sống đúng một con người nước việt, hãy cùng nhau chung tay đòi lại giang sơn xã tắc.

Hôm nay 4.9, nhiều nơi trên cả nước, học trò lại nô nức bước vào ngày tựu trường. Bắt đầu một năm đèn sách với biết bao kỳ vọng về thế hệ tương lai.
Cũng ngày này, không ít nước mắt học trò đã rơi vì gia đình không đủ tiền nhập học. Không ít gia đình nơi quê nghèo lại gồng thêm gánh nặng.
Ngày đầu tiên của năm học mới, nhiều cư dân mạng đã chia sẻ những tấm ảnh chụp tại buổi lễ khai giảng năm học mới tại trường tiểu học Thành Sơn (xã Thành Sơn, huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa) kèm theo nỗi xót xa.

Hình ảnh xót xa ở một vùng quê nghèo trong ngày khai giảng, tỉnh Khánh Hòa 
Mừng vì các em được đến trường, học con chữ. Tri thức hứa hẹn cho các em một con đường thoát khỏi đói nghèo trong tương lai… Nhưng rồi, niềm vui ấy, tia sáng ấy, con đường ấy liệu có rộng mở cho những đứa trẻ đen nhẻm, đầu trần, chân đất trong chiếc áo học trò màu cháo lòng đang ngồi bệt dưới cát kia?
Nhìn hình ảnh này, một facebooker bình luận: “Những cái nhìn trong veo. Những cái nhìn ám ảnh. Những cảnh như thế này, ở các vùng quê, còn nhiều, nhiều lắm!”.
Bạn D.K.N. - một ngươi dùng facebook - cho rằng: “Mình nghĩ không cần micro, không cần băng rôn hay bạt chương trình kia mà chỉ cần dùng tiền ấy làm quần áo cho các em thôi”.
Dịp này, cư dân mạng kêu gọi cộng đồng chung tay giúp đỡ cho em Lê Thị Vân (người dân tộc Thái, học sinh Trường THPT-DTNT huyện Quỳ Châu, Nghệ An).
Vân đã thi đậu vào Khoa Giáo dục tiểu học - ĐH Vinh, và Cao đẳng Sư phạm Nghệ An nhưng không thể nhập học vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn.

Cô gái dân tộc Thái với ước mơ trở thành giáo viên
Sau kỳ thi, Vân đi làm thuê cho bà con trong bản, nhặt củi, hái măng... để dành tiền chuẩn bị nhập học. Nhưng dành dụm mãi cũng chỉ được hơn một triệu đồng. Ước mơ của cô là sẽ trở thành cô giáo dạy cho trẻ em dân tộc mình, cho miền quê nghèo heo hút của mình.
Một chùm ảnh cũ đã làm rơi nước mắt biết bao cư dân mạng cũng được đăng tải lại trong dịp này. Và mặc dù cũ nhưng nó cũng đã tạo nên một làn sóng rung động mãnh liệt. Đó là những bức ảnh có tên “Em trai buồn ngủ rồi” của một nhiếp ảnh gia Trung Quốc.
Trong ảnh, bé gái Long Truong Hoan, đang học lớp Hai (tại thời điểm chụp ảnh) phải bế theo em trai mới 2 tuổi cùng đến trường.

 Bé gái hằng ngày bế em đến trường
Bố mẹ đi làm xa, cô bé phải ở với ông bà ngoại. Ban ngày, ông bà lên rẫy nên Hoan phải bế em đi học. Nhiếp ảnh gia đã chụp lại khoảnh khắc cực kỳ xúc động khi cô bé tạm gác sách vở để ru em ngủ ngay trong lớp học.
Chuyện ở Trung Quốc nhưng cũng không khác hoàn cảnh những học sinh nghèo nơi vùng cao, vùng sâu ở nước ta là mấy. Những ngày này, nhiều học trò lại cơm đùm gạo nắm, cắm lều trọ học với một khát khao tri thức mãnh liệt.
Tường Anh
Và đây là nước bạn 16 chữ vàng và 4 tốt cũng không khác gì nước ta những bức ảnh khai giảng năm học mới cũng là đất nước mà được xem là đem lại hạnh phúc và cuộc sống ấm no nhất trên thế giới và các bạn nghĩ đây là thế kỷ bao nhiêu?
Trẻ em Trung Quốc cõng bàn ghế đến trường
Thiếu thốn cơ sở vật chất để học tập, phụ huynh và các em nhỏ Trung Quốc phải tự mang bàn ghế ở nhà đến trường để ngồi từ ngày đầu tiên của năm học mới.
Phụ huynh Trung Quốc 'chạy đua vũ trang' cho con
Cậu bé Wang Ziqi mới 3 tuổi đi bộ đến trường mẫu giáo trong ngày học đầu tiên sau kỳ nghỉ hè ở làng Changchong, thành phố Macheng, tỉnh miền trung Hồ Bắc hôm 1/9. Theo sau Wang là bà và chị gái em.

Bà đã già oằn lưng cõng chiếc bàn gỗ có ngăn đựng sách, trong khi cô chị gái chẳng cao hơn Wang là mấy một tay xách ba lô, một tay cầm chiếc ghế đẩu ì ạch bước đi. Đây sẽ là bộ bàn ghế mà Wang ngồi học ở trường.

Do trường học thiếu bàn ghế nên các học sinh ở làng Nangang và Changchong ở thị trấn Shunhe, tỉnh Hồ Bắc được yêu cầu mang theo bàn ghế đến lớp. Hiện các trường ở Shunhe có tổng cộng 5.000 học sinh, nhưng chỉ có sẵn 2.000 bàn ghế. 3.000 bộ bàn ghế còn lại gia đình các em phải tự túc.

Em bé này may mắn hơn một chút khi không phải gồng gánh bàn ghế trên vai đến trường.

Bàn ghế của em được buộc vào sau xe máy khi mẹ đưa em đến trường.

Người bà này cũng vác bàn gỗ đến lớp cho cháu trai ở một trường học thuộc làng Nangang.

Cậu bé này ngồi học bằng chiếc bàn trà thấp tẹt của bố mang đến. Cậu bạn bên cạnh ngồi trên chiếc bàn cao hơn hẳn.

Hai em bé ăn sáng trước khi bắt đầu ngày học đầu tiên.

Phụ huynh học sinh nộp học phí cho con em vào học kỳ mới ở làng Changchong.
Anh Ngọc (Ảnh: CFP)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét